Thấy biết rõ duyên trợ
- Tác giả: Pa Auk Tawya Sayadaw
- Người dịch: Bhikkhu Abhikusala - Siêu Thiện
- Chuyên mục: Sách tặng
Download ebook
Mô tả sách
Thấy biết rõ duyên trợ
Tác giả: Pa Auk Tawya Sayadaw
Dịch giả: Bhikkhu Abhikusala - Siêu Thiện
Bộ Vị Trí (paṭṭhāna) là bộ sách cuối thuộc tạng Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma), trình bày và giải thích về ‘Paccaya’. Mối liên quan của paccaya nằm ở trung tâm được Đức Phật miêu tả về những hiện tượng có thực. Vì lý do này, paccaya hết sức quan trọng. Không may, paccaya là một thuật ngữ khó chuyển ngữ. Paccaya có lẽ tốt nhất dịch theo Việt ngữ là duyên, duyên trợ, nguyên nhân, cơ sở. Nó khá khác với sự liên quan thông thường của nhân và quả – “nếu A thì B”.
Cả hai vi tế hơn và cũng phức tạp hơn liên quan nhân quả thông thường này nhiều. Sự khác biệt đáng kể nhất đó là ‘duyên’ (paccaya), không phải nguyên nhân. Không giống liên quan nhân quả ở chỗ A tự động gây ra B, trong duyên (paccaya) liên quan giữa A và B không phải tự động. Nó là một sự liên quan ‘duyên’ (paccaya). Nếu A tồn tại, mà các duyên (paccaya) không đúng hay không đủ, B sẽ không hình thành. Có thể có A mà không có B. Sự khác biệt thứ hai là tất cả sự liên quan trong hệ thống duyên (paccaya) là đa thành phần, nhiều mối phức tạp. Luôn có những duyên gốc khác thêm vào A hộ trợ cho sự sanh của B. Vì lý do này cũng có thể có B mà không có sự hiện diện của A.
Bộ Vị Trí (paṭṭhāna) trình bày bản kê 24 loại ‘duyên’ (paccaya) liên quan khác nhau, và một số loại phụ. Có cả hai sự khác biệt vi tế và sâu sắc giữa hai loại khác nhau này. Hai mươi bốn paccaya – duyên liên quan này miêu tả hết thảy nhiều cách biểu lộ khác nhau về sắc (rūpa) và danh (nāma) có thể hộ trợ lẫn nhau về sự sanh và trụ [để giải thích đầy đủ hơn về Paccaya – duyên liên quan, xin xem ‘Phụ lục A’ – bảng giải thuật ngữ Paccaya].
Nếu bạn muốn quan sát Paccaya – duyên liên quan giữa những loại khác nhau của danh và sắc bằng tuệ trực tiếp của chính bạn thì ít nhất bạn phải đã tu tập pháp ‘chỉ’ (samatha) – ‘quán’ (vipassanā) và ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya-pariggaha-ñāṇa). Nếu thiền sinh đã tiến hành đảm nhận việc chính thức tu tập pháp quán (vipassanā) lên đến ‘hành xả tuệ’ (saṅkhārupekkhāñāṇa), điều này thậm chí tốt hơn.
* Chỉ định danh sắc tuệ (nāma-rūpa-pariccheda-ñāṇa)
Bạn đã quan sát và phân tích sắc siêu lý, danh siêu lý, quá khứ, vị lai và hiện tại, nội phần và ngoại phần, thô và tế, hạ liệt (ti hạ) và cao sang (tinh lương), xa và gần như đã đề cập trong biểu đồ ở ‘Phụ lục – D’. Những pháp này là năm uẩn (pañcakkhandha) làm cảnh của thủ (upādāna). Đây là Chỉ định danh sắc tuệ (nāma-rūpa-pariccheda-ñāṇa).
* Hiển duyên tuệ (paccaya-pariggaha-ñāṇa)
Bạn đã quan sát theo ‘pháp liên quan tương sinh’ của năm uẩn ấy, là cảnh của thủ theo chiều thuận (anuloma-paṭicca-samuppāda) và theo chiều nghịch (paṭiloma-paṭicca-samuppāda). Đây là thứ tự sanh của pháp liên quan tương sinh và thứ tự diệt của pháp liên quan tương sinh. Bạn làm điều này qua phương pháp thứ nhất và phương pháp thứ năm của pháp liên quan tương sinh để đạt tới Hiển duyên tuệ (paccaya-pariggaha-ñāṇa).
Ở mỗi sát-na, có tâm (citta) và các sở hữu tâm (cetasika) phối hợp. Biểu đồ danh pháp trong ‘Phụ lục – D’ làm rõ ý điều này. Chúng ta sẽ tham khảo biểu đồ danh pháp (nāma) của danh pháp lộ nhãn môn làm ví dụ. Sự diễn tiến của lộ nên được hiểu tương tự đối với lộ nhĩ môn, lộ tỷ môn, lộ thiệt môn, lộ thân môn, và lộ ý môn.
Tâm (citta) này là thức uẩn (viññāṇakkhandha). Tổng số sở hữu tâm (cetasika) phối hợp khác nhau ở những sát-na tâm khác nhau. Nếu các sở hữu tâm (cetasika) được phân theo hệ thống nhóm năm uẩn, chúng có thể được xem là ba danh uẩn: thọ uẩn (vedanākkhandha) là cảnh của thủ (upādāna), đó là sở hữu thọ (vedanā); tưởng uẩn (saññākkhandha) là cảnh của thủ, đó là sở hữu tưởng (saññā); và hành uẩn (saṅkhārakkhandha) là cảnh của thủ, đó là những sở hữu tâm (cetasika) khác ở mỗi sát-na tâm (cittakkhaṇa). Cho nên, ở mỗi sát-na tâm có bốn danh uẩn. Vật (vatthu) và sắc, mà là cảnh (ārammaṇa) của danh uẩn (nāmakkhandha), là sắc uẩn (rūpakkhandha) làm cảnh của thủ (upādāna).
Cả thảy có 5 uẩn (khandha) ở mỗi sát-na tâm (citta-kkhaṇa). Những uẩn này là:
1) Thức là thức uẩn làm cảnh của thủ (viññāṇu’pādānakkhandha).
2) Sắc vật, và sắc pháp là cảnh của danh pháp, là sắc uẩn làm cảnh của thủ (rūpu’pādānakkhandha).
3) Trong số những sở hữu tâm (cetasika) phối hợp, thọ (vedanā) là thọ uẩn làm cảnh của thủ (vedanu’pādānakkhandha).
4) Tưởng (saññā) là tưởng uẩn làm cảnh của thủ (saññu’pādānakkhandha).
5) Các sở hữu tâm (cetasika) phối hợp còn lại làm nên hành uẩn là cảnh của thủ (saṅkhāru’pādāna-kkhandha). [số lượng sở hữu tâm (cetasika) có thể khác nhau như đề cập trong biểu đồ ở mỗi sát-na tâm (cittakkhaṇa), nhưng tất cả các sở hữu tâm còn lại là hành uẩn làm cảnh của thủ].
Đôi khi năm loại uẩn này làm cảnh của thủ (upādānakkhandha) cũng thường được gọi là ‘năm uẩn’ (pañcakkhandhā). Mặc dù chúng được phân dưới năm loại uẩn cho dễ hiểu, tâm siêu thế và các sở hữu tâm phối hợp không làm cảnh của tuệ quán (vipassanā). Cảnh của tuệ quán (vipassanā) chỉ là năm uẩn hiệp thế (lokiya pañcakkhandha), không phải pháp siêu thế (lokuttara dhamma). Nếu bạn có thể quan sát thấy biết rõ theo năm uẩn hiệp thế này rồi bằng chính tuệ trực tiếp của bạn thì bạn có thể tiếp tục quan sát theo các loại duyên (paccaya) khác nhau của năm uẩn ở các sát-na tâm khác nhau. Trước khi quan sát theo duyên (paccaya), trước tiên bạn cần phải học những kiến thức sau.