Tìm lại dấu chân Phật trên con đường Đại Niệm Xứ
- Tác giả: Tỳ khưu Thích Phước Hữu
- Chuyên mục: Sách tặng
Mô tả sách
Tìm lại dấu chân Phật trên con đường Đại Niệm Xứ
Tác giả: Tỳ khưu Thích Phước Hữu
Chúng ta hãy "khảo sát vô tư" bài kinh "Đại Niệm Xứ" trong Trường Bộ Kinh III (bài số 22, từ trang 290 đến trang 315) do Ngài Tỳ khưu Thích Minh Châu, Tiến sĩ Phật học ở Ấn Độ, Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh dịch từ nguyên bản Pàli và xuất bản lần thứ nhất vào mùa Phật Đản PL.2516 - DL.1972, tại Sài Gòn để chúng ta có thể căn cứ vào văn bản gần gũi nhất với Phật giáo Nguyên Thủy mà "tín tâm" thực hành, bằng cách thận trọng nghiên cứu lời kinh, rồi áp dụng thực hành, hầu tự mình chứng nghiệm hương vị giải thoát.
Chúng ta chớ hoàn toàn rập khuôn theo lối mòn của người đi trước "vẽ kiểu thực hành" mà phải nghiền ngẫm noi theo Chánh Tạng, thực hành theo đúng lời Phật dạy, để tầm cầu học hỏi và chứng nghiệm từng chữ từng câu.
Hãy tự mình thắp đuốc Chánh Pháp mà đi với ý chí tự lực để phát huy trí tuệ.
Tỳ khưu Thích Phước Hữu với hoài bão diễn giải thật rõ ràng và dễ hiểu bài kinh Đại Niệm Xứ, bằng ngôn ngữ bình dân, hạn chế tối đa chữ Hán Việt, để cho người ít học cũng hiểu được bài kinh.
Đức Phật không thuyết pháp bằng ngôn ngữ "Thượng lưu Bắc phạn" mà Ngài giảng dạy bằng tiếng "Nam phạn (Pàli)" của "giới bình dân" để dễ thâm nhập, dễ đi sâu vào lòng người, hầu hướng dẫn mọi người hiểu biết được rõ ràng: "con đường giải thoát mọi khổ đau", để áp dụng thực hành cho tới nơi tới chốn.
Tại khu rừng đầu đà của Đại Đức Phước Tịnh thuộc hệ phái Nam Tông (tập hạnh đầu đà nơi Thiền Thất Phước Lâm tọa lạc cách Thiền Viện Phước Sơn hơn nửa cây số).
Với tâm nguyện và lòng chí thành Tỳ khưu Phước Hữu "Nguyện cầu Tam Bảo chứng minh và gia hộ cho con được sáng suốt diễn đạt đúng theo lời Phật dạy", hầu hướng dẫn rành rẽ, dễ hiểu, không sai lầm cho những ai có đủ nhân duyên, muốn thực hành con đường giải thoát đúng theo chánh Tạng.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mùa An cư Kiết hạ PL. 2546 – DL. 2003
Tk. Thích Phước Hữu