Mã sách: 138

Giáo Trình Siêu Lý Tiểu Học

  • Tác giả: Bhikkhu Saddhammajotika Dhammacariya
  • Người dịch: Bhikkhu Abhisiddhi - Siêu Thành
  • Chuyên mục: Pháp học
  • Trạng thái: Còn trong thư viện

Mô tả sách

Giáo trình Siêu lý Tiểu học

Tác giả: Bhikkhu Saddhammajotika Dhammacariya

Dịch giả: Bhikkhu Abhisiddhi - Siêu Thành

Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác trình bày những pháp đáng biết (ñeyyadhamma). Những pháp mà Ngài trình bày bằng nhiều cách suốt đến cả cơ tánh của chúng sanh do năng lực của trí toàn giác. Mong năng lực của cả ba loại trí toàn giác ấy giúp tôi phát sanh trí tuệ sâu sắc, có thể biên soạn bộ sách này cho thành tựu một cách trọn vẹn. 

Trí toàn giác của bậc Chánh Đẳng Chánh Giác có ba loại năng lực như sau: 

  1. Desetabbadhamma: biết pháp phải trình bày phổ thông, đó là năm phần pháp đáng biết. 
  2. Desetabbadhammapakāra: biết trình bày pháp bằng nhiều cách, tức có thể trình bày pháp một cách chi tiết khác biệt dù chỉ trong một vấn đề. 
  3. Veneyyajjhāsaya: biết cơ tánh của chúng sanh phổ thông, pháp nào sẽ thích hợp và lợi ích cho nhóm chúng sanh nào. Ngài đem những điều pháp ấy trình bày cho thích hợp với cơ tánh của người ấy. 

Do nhân trí toàn giác như đã nêu đây, khi Ngài trình bày pháp ấy, tất cả tứ chúng Phật giáo đang nghe chánh pháp của Ngài ngay khi ấy được chứng đắc đạo, quả theo số lượng hằng triệu triệu koti. Vì thế, trí toàn giác ấy mang lợi ích cao thượng đến tất cả chúng sanh trong thế gian này.

Người biên soạn bộ sách này, người giới thiệu giảng dạy pháp học (là Tạng Kinh, Tạng Luật, Tạng Abhidhamma - ‘Vô Tỷ Pháp’) và pháp hành (là Pháp Chỉ và Pháp Quán), là một vị Pháp sư có nhiệm vụ trình bày pháp cho tất cả dân chúng để phát sanh tịnh tín và ngăn trừ pháp cái, đều liên quan đến việc bổ túc pháp độ (pāramī), là điều quan trọng trong việc duy trì và phát triển Phật giáo được lâu dài. Do đó, cả ba hạng người này cần phải có trí tuệ thích hợp tương ứng với ba loại năng lực của trí toàn giác có được.