Mã sách: 230

Khai thông thiền định (Samatha) và thiền tuệ (Vipassana)

  • Tác giả: Pa Auk Tawya Sayadaw
  • Người dịch: Tâm Chánh
  • Chuyên mục: Pháp hành
  • Trạng thái: Không còn trong thư viện

Mô tả sách

Khai thông thiền định (Samatha) và thiền tuệ (Vipassana)

Tác giả: Thiền sư Pa-Auk Tawya & Tiến sĩ Mehm Tin Mon

Người dịch: Tâm Chánh

 Thiền Sư Pa Auk Tawya Sayadaw

Hai bài thuyết trình có tựa đề “Khai Thông Thiền Định (Samatha Bhāvanā)” và “Khai Thông Thiền Tuệ (Vipassanā Bhāvanā)” đã được đọc và thảo luận với sự quan tâm to lớn tại Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới tổ chức tại Yangon, Myanmar, từ ngày 9/12 đến ngày 11/12 năm 2004, đã được in và xuất bản dưới hình thức cuốn sách hiện tại này vì sự lợi lạc của công chúng là những người muốn biết một sự giải thích ngắn gọn và súc tích về các khía cạnh thực hành của Đạo Phật được gọi là Samatha–Vipassanā.

Hai bài thuyết trình thực sự miêu tả tóm tắt cốt yếu về Thiền Định và Thiền Tuệ đang được hướng dẫn theo từng chi tiết nhỏ một cách nghiêm ngặt theo đúng Giáo Pháp của Đức Phật tại các Trung Tâm Rừng Thiền Phật Học Quốc Tế Pa–Auk trên toàn nước Myanmar.

Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha – Vipassanā (Định – Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thâm nhập vào các thực thể tột cùng (ultimate realities) được gọi là “Paramattha”, xác định từng thực thể tột cùng một cách chính xác theo đặc tính, nhiệm vụ, biểu hiện và nhân gần nhất của nó, thẩm sát các mối quan hệ nhân – quả theo Pháp Duyên Khởi (Paiccasamuppāda – Duyên Sinh) là cái đã vẽ nên vòng tái sanh một cách hoàn hảo và quán tất cả danh và sắc (nāma – rūpa), các nhân và các quả, bên trong và bên ngoài thuộc về quá khứ, hiện tại và vị lai là vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) theo nhiều cách khác nhau.

Nội dung và phạm vi của hai bài thuyết trình sẽ mô tả một cách rõ ràng rằng thiền Samatha–Vipassanā đang được giữ gìn và thực hành hoàn toàn ở nguyên bản thuần khiết ở nước Liên Bang Myanmar. Thực vậy, Myanmar gìn giữ và bảo vệ toàn bộ giáo pháp của Đức Phật cả về pháp học lẫn pháp hành (Pariyatti và Paipatti) và có thể chia sẻ với thế giới vì sự lợi lạc của toàn thể nhân loại.

Thọ trì Thiền Định để tu tập chánh định và thực hành Thiền Tuệ để tu tập tuệ đến mức độ cao nhất nghĩa là đi trên con đường cao thượng nhất dẫn đến an lạc vĩnh cửu và hạnh phúc bất diệt gọi là Nibbāna. Mọi người được chào đón tham gia vào nhiệm vụ cao thượng đầy hoan hỷ này, điều mà chắc chắn sẽ đem
lại lợi ích to lớn ngay trong kiếp sống này.