Mã sách: 71

Kinh Đại Niệm Xứ Con Đường Đến Níp-Bàn

  • Tác giả: Mahasi Sayadaw
  • Người dịch: Tỳ Kheo Bửu Nam
  • Chuyên mục: Pháp hành
  • Trạng thái: Không còn trong thư viện

Mô tả sách

Kinh đại niệm xứ con đường đến níp-bàn

Tác giả: Thiền sư Mahasi Sayadaw

Người dịch: Tỳ Kheo Bửu Nam

Thiền Sư Mahasi Sayadaw

Thế kỷ XXI của chúng ta ngày nay đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, văn minh nhân loại. Những công nghệ hiện đại ra đời nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu và sự tiện ích của con người, các trang mạng điện tử, rô bốt, công nghê AI (Artificial Intelligence – trí tuệ nhân tạo)… đáng lẽ ra với sự phát triển công nghệ có đầy đủ những tiện nghi ấy sẽ làm cho con người ngày càng hạnh phúc hơn.

Nhưng trên thực tế như chúng ta thấy, những tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng khắp mọi nơi trên thế giới, đạo đức, hạnh phúc con người ngày càng đi ngược với sự văn minh của nhân loại. Những nỗi khổ niềm đau của con người hầu như không giảm mà nó càng gia tăng và vi tế hơn. Nhất là sau cơn đại dịch covid 19 và sau đó là sự biến động kinh tế kéo dài gây ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến mỗi quốc gia, xã hội, đến từng gia đình và mỗi người. Con người sống trong xã hội ngày nay xuất hiện những bệnh về tâm lý, stret, tự kỷ… và xu hướng tự tử do áp lực nhiều mặt ngày càng gia tặng. Vậy thì, phải chăng sự thỏa mãn nhu cầu vật chất có vẻ như không đáp ứng được nhu cầu đời sống tinh thần cho con người mà còn đi ngược lại?

Cách đây hơn 2500 năm về trước, đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chỉ dạy cho chúng sinh một con đường có thể chuyển hóa tất cả những đau khổ trên cuộc đời và hướng con người đến đời sống an vui. “…Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sinh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chính trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ [1]. Hòa thượng Thích Trí Quảng từng nói, “Sử dụng pháp quán Tứ niệm xứ để chúng ta vượt được phiền não, nghiệp chướng trần lao” [2]. Thiền Tứ niệm xứ là con đường, là phương pháp tu tập do chính Đức Thế Tôn tìm ra, ngoài giáo pháp của Như Lai không có pháp hành Tứ niệm xứ. Đây là hơi thở, là trái tim của Phật giáo dù Phật giáo Nam truyền, Phật giáo Bắc truyền, hay bất kỳ một tông phái, xu hướng hay phương pháp tu tập thuộc Phật giáo nào. Phật giáo Việt Nam với nhiều pháp môn tu tập nhưng cũng không ra ngoài pháp hành Tứ niệm xứ.

Kinh Tứ niệm xứ hay những pháp hành liên quan kinh Tứ niệm xứ xuất hiện ở nước ta, được chư vị tổ sư, các bậc cao tăng, các nhà dịch thuật đã tu tập, giảng dạy và ghi chép theo dòng chảy lịch sử cho thấy sự quan tâm của chư vị tiền bối về pháp hành tứ niệm xứ này.

Năm 2016 tại chùa Bửu Quang, Tỳ kheo Bửu Nam hoàn thành bản dịch Đại niệm xứ con đường đưa đến Níp-Bàn. Tác giả của tác phẩm này là Ngài Trưởng lão Lobhanama (Mahasi Sayadaw) tác phẩm có 420 trang với những chương mục chi tiết cụ thể như: phương pháp thực hành trong sự nhìn sự ngó, phương pháp thực hành trong sự ăn, sự đi, sự co duỗi… Phần quán tâm trong tác phẩm có đoạn: “tâm có tánh trong sạch tự nhiên như nước tinh khiết. Nếu chỉ là tánh thấy nghe, biết mùi, biết vị, xúc, và suy nghĩ thì sẽ không có chế ngự hay đáp ứng liên hệ cái thấy ở tâm. Chỉ khi tâm phối hợp với tâm sở là tánh chế ngự tâm. Từ đây sinh ra sầu não, tham, sâm, si”