Mã sách: 7

Những Ngày Cuối Cùng Của Đức Phật

  • Tác giả: Trưởng Lão Buddhaghosa
  • Người dịch: Nguyễn Văn Ngân
  • Chuyên mục: Phật học cơ bản
  • Trạng thái: Còn trong thư viện

Mô tả sách

Những ngày cuối cùng của Đức Phật

Tác giả: Trưởng Lão Buddhaghosa

Dịch giả: Dhammaruci Nguyễn Văn Ngân
Xong ngày 6 tháng 12, 2015

NXB Hồng Đức 2016

Trong kinh này, đức Phật cho ta lời khuyên rất quan trọng sau: Hãy là hải đảo cho chính mình, hãy nương tựa vào chính mình, không tìm kiếm nơi nương tựa bên ngoài, lấy Giáo Pháp làm hải đảo, lấy Giáo Pháp làm nơi nương tựa, không nương tựa chỗ nào khác.‖ Đọc Sister Vajirā & Francis Story, Last Days of the Buddha, tr. 29 (DN ii 102).

Nhưng nương tựa vào Giáo Pháp nào? Hệ thống Tam Tạng Pāḷi là lời dạy nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất của đức Phật, có nội dung, kết cấu giống với kinh do vua Asoka khắc, tìm thấy ở hai ngôi chùa ở Bhābrū đƣợc các nhà khảo cổ xác định là khắc vào khoảng 200 năm sau khi đức Phật nhập diệt. Vì thế, tôi tin vững chắc rằng Giáo Pháp trong hệ thống Tam Tạng Pāḷi chính là lời Phật dạy duy nhất đáng tin cậy, đáng được làm nguồn nương tựa duy nhất để tự tìm hiểu, tự suy xét, tự thử nghiệm.

Trong sách này có đề cập đến saṁvega, pasada, nibbāna và parinibbāna. Có thể nói đạo Phật bắt nguồn từ saṁvega và pasada của Thái tử Siddhattha khi nhìn thấy bốn hình ảnh ngoài cổng thành. Chúng ta đến với đạo Phật cũng vì saṁvega cảm nhận đƣợc trong cuộc đời này, vì pasada phát sanh từ lời dạy nguyên thủy của đức Phật, là nguồn hy vọng giải thoát cuối cùng. Vì thế, tôi thêm vào bài viết Affirming The Truths of The Heart (Xác Nhận Cảm Xúc Của Lòng) của tỳ khƣu Ṭhanissaro ngƣời Hoa Kỳ nói về saṁvega, pasada. Tôi còn trích dẫn thêm phần chú giải để chúng ta thấy sự quan trọng của saṁvega với ngƣời học Phật ra sao và hiểu tại sao phải nuôi dưỡng saṁvega trong lòng.

Vì sách này nói đến việc nhập diệt của đức Phật, nên tôi cũng kèm thêm bài viết về nibbāna và parinibbāna của Giáo Sƣ lỗi lạc Lily de Silva, Bhikkhu Bodhi... để chúng ta có khái niệm sơ lược về hai chữ này. Tôi xin kính gửi sách này đến các tỳ khưu, tỳ khưu ni, những người học Phật, cầu mong quý vị ngày càng học hỏi Giáo Pháp Chân Chánh (pariyatti-saddhamma), thực hành Giáo Pháp Chân Chánh (paṭipatti-saddhamma) và giác ngộ Giáo Pháp Chân Chánh (adhigamasaddhamma) để nhờ trí đức các Ngài, Giáo Pháp chính hiệu được tồn tại và bền vững lâu dài. Do được diễm phúc biết đến nguồn gốc lời dạy nguyên thủy hay gần với nguyên thủy của đức Phật ghi trong tạng Pāḷi để tự tìm hiểu, tôi mãi mãi nhớ ơn thầy Minh Châu. May được các bậc thông tuệ như hai tỳ khưu người Đức là Nyāṇatiloka và Nyāṇaponika, Bhikkhu Ñāṇamoli (người Anh), Bhikkhu Bodhi (người Hoa Kỳ gốc Do Thái)... dịch ra tiếng Anh, để tôi có cơ hội học hỏi được Giáo Pháp Chân Chánh của đức Phật nên tôi chân thành ghi ân các vị này, các Ngài đều là Thầy của tôi. Tôi chân thành cảm ơn tất cả những tác giả khác được tham khảo nơi đây. Làm sao nói hết ân tình này.

Cuốn sách này ra đời là do công trình của nhiều người: Con xin chân thành cảm ơn Sư Cô Tâm Tâm, tuy thì giờ rất eo hẹp, đã đọc, góp ý sửa bản thảo. Cảm ơn anh Bính, cô Thanh Loan đã góp ý, lo giấy phép in; xin cảm ơn anh Trần Xuân Huy và cô Đỗ Thị Xuân Hương đã dàn trang bản thảo, cô Hồng Sương làm bìa. Xin cảm ơn tất cả các nhà hảo tâm đã bảo trợ việc in quyển sách này. Dù đã hết sức cố gắng, sai sót không sao tránh khỏi. Kính mong các bậc thức giả tha thứ, chỉ giáo, góp ý và biên về địa chỉ sau: dhammaruci.nvn@gmail.com