Mã sách: 179

Tái sanh

  • Tác giả: Narada Maha Thera
  • Người dịch: Phạm Kim Khánh
  • Chuyên mục: Phật học cơ bản
  • Trạng thái: Còn trong thư viện

Mô tả sách

Tái sanh

Tác giả: Nārada Mahā Thera

Thiền Sư Narada Thera

… Toàn thể trong bao nhiêu bài giảng cũng như trong những sách của Ngài viết ra, Đại Đức Nārada luôn luôn dùng danh từ “Tái Sanh” (Rebirth, dịch ngay phạn ngữ Punabbhava) chớ không bao giờ Ngài dùng danh từ “Đầu Thai” như người đời thường hay dùng khi lẫn lộn điểm ấy trong giáo lý nhà Phật với thuyết “Linh hồn di thể” hay “Luân Hồi” (Métempsychose). Đây là một điểm vô cùng quan trọng mặc dầu chỉ là vấn đề danh từ.

Tái sanh khác biệt với đầu thai như không với có. Đầu thai có nghĩa là đặt thai vào. Cái thai ấy là một đơn vị đơn thuần hay không đơn thuần, nhưng theo chỗ hiểu thông thường, nhứt định nó phải mang theo một “linh hồn”, là một đơn vị đơn thuầnLinh hồn này ví như một người ở nhà mướn, còn cái nhà là xác thân. Nhà ở lâu năm phải hư sập (xác thân bị hoại diệt), người ở nhà mướn dọn qua căn nhà mới (đầu thai) và cứ vậy mãi mãi. Đáng này Phật Giáo không nhìn nhận có cái gọi là linh hồn kể như một đơn vị đơn thuần có cá biệt và bất khả phân. Phật Giáo chỉ biết có một diễn biến liên tục từ vô lượng tâm thức kết thành giòng nghiệp mà thôi, cũng như không nhìn nhận một cái xác thân trước sau là một mà chỉ thấy một hiện tượng diễn biến liên tục, thay đổi không ngừng, từ có ra không, từ không ra có. Danh như sắc, sắc như danh, đều nằm trọn trong lý vô thường. Đó là sự thể và thực trạng của vạn hữu. Không có cái gì là không cấu tạo, không có cái gì là thường còn, là không biến đổixê dịchVô lượng tâm thức kế tiếp nhau cuộn chảy trong thời gian, trên một môi trường cũng luôn luôn biến đổi là thể xác ta, kết thành hành động là nghiệp. Có nghiệp mới có sanh, sanh trở lại tạo nghiệp. Cứ vậy mãi. Và cứu cánh cuối cùng và duy nhứt của giáo lý Đức Phật là chấm dứt dòng chảy lẩn quẩn đó, chớ không phải đem linh hồn nào đó đi vào nơi nào đó. Vậy thì cái mà ta gọi là linh hồn và kể nó như một đơn vị đơn thuần đứng trong thể cá biệt của nó, cái hồn ấy đã không có từ trước thì ai là kẻ vào ở căn nhà mới như trong thí dụ nói trên. Và làm sao nói đầu thai.

Mặt khác, nếu nói đầu thai, nghĩa là đặt thai vào thì chỉ đúng cho một trong bốn loài thai sanh. Còn noãn, thấp và hóa sanh, phải tính sao đây? Và như vậy trong lục đạo chỉ có người và súc sanh thuộc loại thai sanh mới được đầu thai, còn phi ra thì làm sao?

Danh từ “Tái Sanh” chỉ rõ là sanh trở lạitrở lại trong ba giới, bốn loài, sáu nẻo, thiết tưởng là danh từ đúng lý và đúng nghĩa của Giáo lý nhà Phật hơn. Trong những trang sau đây Đại Đức Nārada sẽ chỉ rõ cho ta thế nào là tái sanh.

Chúng tôi hẳn biết rằng ít ai lẫn lộn hai danh từ “đầu thai” và “tái sanh” khi đề cập đến giáo lý của Đức Phật. Như vậy thì những dòng chúng tôi vô lý nhắc lại trên đây là quá thừa. Dầu sao chúng tôi rất e ngại rằng thói quen và từ ngữ lắm khi cũng quan trọng. Nó có thể làm lệch cả ý thức của mình.

HỒ ĐẮC THĂNG

Mùa Hạ Đinh Mùi

(Trích "Thay lời tựa - Tái sanh")