Mã sách: 97

Tứ Ý Nghĩa Của Chư Pháp Siêu Lý

  • Tác giả: Pa Auk Tawya Sayadaw
  • Người dịch: Bhikkhu Abhikusala - Siêu Thiện
  • Chuyên mục: Pháp học
  • Trạng thái: Còn trong thư viện

Mô tả sách

Tứ ý nghĩa của chư pháp siêu lý

Tác giả: Pa Auk Tawya Sayadaw

Dịch giả: Tỳ Kheo Pháp Thông

Thiền Sư Pa Auk Tawya Sayadaw

Để làm sáng tỏ thực tính của chư pháp chân đế hay sự thật siêu lý, những nhà chú giải Pāḷi đưa ra bốn ý nghĩa mà nó có thể được định ranh giới. Bốn ý nghĩa đó là:

(1) Trạng thái (lakkhaṇa), tức là tính nổi bật của hiện tượng.

(2) Phận sự (rasa), nó thực hiện một giải pháp chắc chắn (kicca – rasa) hay đạt đến mục đích (sampatti – rasa).

(3) Thành tựu (paccupaṭṭhāna), cách tự hiện bày ngoài kinh nghiệm, cách biểu lộ (upaṭṭhānākāra – paccupaṭṭhāna) hay cách của quả (phala – paccupaṭṭhāna).

(4) Nhân cận (padaṭṭhāna), nhân hay duyên cơ bản cho sanh ra hay phụ thuộc.

Nếu bạn muốn xác định mỗi sắc theo trạng thái, v.v…, trước tiên bạn phải phân tích nhóm hay bọn (kalāpa) mà bạn muốn xác định, ví dụ, bọn nhãn mười pháp và kế tiếp bạn phải xác định thứ sắc pháp mà bạn muốn làm như thế, ví dụ, địa giới (sắc đất). Trong nhãn môn, có 54 loại sắc bạn phải xác định từng sắc một. Cùng cách ấy, bạn phải thử ở những môn khác, 42 phần, v.v…, như đã đề cập trong những bài giảng trước. Bây giờ, chúng tôi muốn giải thích khái quát từng pháp và bạn nên học chúng bằng tâm dù dưới dạng Pāḷi hay tiếng Việt.